Hiện nay Facebook là mạng xã hội đứng top đầu thế giới cả về lượng thành viên lẫn số lượng truy cập, hàng ngày cũng có hàng triệu giao dịch được gián tiếp thông qua các kênh Marketing trên Facebook như profile, fanpage. Làm thế nào để làm marketing hiệu quả thì nhiều bạn vẫn còn lăn tăn về việc chọn Profile để phát triển hay chọn Fanpage.

Với rất nhiều đặc điểm tương tự nhau, Page và Profile của Facebook có thể sẽ gây ra không ít bối rối cho người dùng khi phải phân biệt chúng.

Cùng với nhau, hai chức năng này giúp chúng ta luôn kết nối với mọi người, nhưng mỗi chức năng lại có một mục đích riêng, cũng như phù hợp với những loại content riêng biệt. Bạn đang muốn kết nối với bạn bè, quảng bá thương hiệu của công ty, cá nhân hay gặp gỡ những người có cùng sở thích? Bài viết này sẽ giúp bạn xác định công cụ nào (giữa profile và fanpage) sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu cụ thể của mình.

Profile là gì?

Facebook profile
Facebook profile

Facebook profile được dùng để đại diện cho các cá nhân đơn lẻ, với mục đích sử dụng phi thương mại (non-commercial use). Được tạo nên từ những bức ảnh, những trải nghiệm và chia sẻ cá nhân, profile như một “cuốn nhật ký” tóm tắt lại câu chuyện của mỗi người. Mỗi người có thể cá nhân hóa profile của mình bằng cách upload avatar, ảnh cover, điền các thông tin cá nhân như địa chỉ, ngày sinh, tình trạng quan hệ, hay lịch sử công việc. Chúng ta có thể cập nhật status và các sự kiện trong cuộc sống, cũng như kiểm soát những thông tin nào được chia sẻ trên profile của mình.

Vào profile của người khác, chúng ta có thể kết bạn, nhắn tin với họ, xem lại các status, hoặc chia sẻ lại những cập nhật cá nhân của họ. Chúng ta có thể “follow” một hay nhiều profile khác để cập nhật những chia sẻ công khai của họ. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể “like” một page để những thông tin từ page đó sẽ hiện lên News Feed của mình.

Page là gì?

Fanpage của ZigZig Lar
Fanpage của ZigZig Lar

Hãy hình dung Facebook page như một timeline dành cho các tổ chức, công ty, thương hiệu, hay các nhân vật của công chúng. Thương tự với các profile, người sở hữu page có thể cập nhật các thông tin, thêm ảnh cover, tổ chức các sự kiện, cùng nhiều hoạt đông khác. Những người dùng đã “like” một page sẽ nhận được những cập nhật của page đó trên News Feed của mình

Bấy kỳ ai cũng có thể tạo ra một page theo ý mình, nhưng chỉ những người đại diện chính thức mới có thể tạo và quản lý một page dành cho tổ chức, công ty, thương hiệu, hay nhân vật của công chúng (được Facebook xác nhận bởi biểu tượng màu xanh cạnh tên của page). Để tạo ra một page, tất cả những gì bạn cân là một profile cá nhân. Một người có thể quản lý nhiều page khác nhau, và người tạo ra page có thể cho phép nhiều người khác cùng quản lý và điều hành page của mình.

Nếu bạn đang có kế hoạch quảng bá rộng rãi hình ảnh hay thương hiệu của mình/công ty mình (trong Network Marketing, bạn nên quảng bá thương hiệu của mình), chắc chắn bạn nên tạo một page trên Facebook. Bạn có thể chia sẻ các kiến thức về kinh doanh, bán các sản phẩm (nếu công ty bạn cho phép), đưa ra các thông báo, và quan trọng nhất, xây dựng một lượng “fan” trung thành. Facebook page hoàn toàn miễn phí, và nó đã được tối hưu hóa để mang lại trải nghiệm đồng nhất cho người dùng trên cả máy tính, điện thoại, máy tính bảng, cũng như các thiết bị khác. Thậm chí còn có một ứng dụng do Facebook phát hành mang tên Pages Manager (Android, iOS) để giúp chúng ta điều hành page của mình dễ dàng hơn khi không thể có máy tính bên cạnh.

Dưới đây là những điểm khác biệt chính giữa Facebook profile và Facebook fanpage

Thứ nhất, về vấn đề thống kê

Với profile cá nhân, bạn chỉ có tối đa là 5000 friends, trong khi với facebook fanpage lượng fan là không giới hạn.

Bên profile cá nhân, bạn không thể biết được là những thông tin bạn đưa lên Facebook có bao nhiêu bạn bè của bạn đọc được, và bao nhiêu phản hồi lại những thông tin đó, hay đơn giản là bao nhiêu người vào profile của bạn.

Ngược lại, fanpage cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin để bạn có thể hiểu hơn về các fan của mình. Ví dụ như các chỉ số cơ bản có: like, people talking about this, reach. Và khi vào phần “Insight” thì sẽ có thêm các thông tin cụ thể hơn như: số like trong một khoảng thời gian xuất phát từ đâu, nhân khẩu học (giới tính, thành phố, quốc gia, ngôn ngữ…) của những fan tương tác với fanpage của bạn…

Biểu đồ thông kê ở phần Insights của Fanpagge.
Biểu đồ thông kê ở phần Insights của Fanpagge.

Tại sao những chỉ số này lại quan trọng? Nếu bạn là người làm marketing chuyên nghiệp thì có lẽ không cần bàn với các số liệu này vô cùng quý giá này. Vì chúng giúp bạn xem xét xem chiến dịch của bạn có hiệu quả không hay đơn giản như so sánh xem thông tin trên Facebook của bạn được mọi người quan tâm, hưởng ứng ra sao. Ngoài ra, với những thông tin Facebook cung cấp trong phần Insight, bạn cũng có thể hiểu được nhu cầu thông tin của các fan là gì, hay thời gian mà họ like, comment bạn nhiều nhất. Tất cả sẽ giúp bạn tối ưu hóa sự xuất hiện của từng thông tin mà bạn đưa lên trên fanpage.

Thứ hai, về vấn đề người quản lý

Nếu là profile cá nhân thì rõ ràng bạn phải share cho nhau tên đăng nhập, password thì nhiều người mới có thể quản lý được. Việc này chắc chắn sẽ làm giảm bảo mật, tăng nguy cơ bị mất face của bạn.

Với fanpage thì bạn có thể thiết lập để nhiều người cùng làm admin. Việc này sẽ giúp bạn thống nhất khi tương tác với thành viên ở chỗ: mặc dù nhiều người là admin, nhưng khi trả lời thì tên hiện lên là tên fanpage, không phải là profile cá nhân của admin cụ thể nào đó.

Bên cạnh đó, với việc tách fanpage và profile cá nhân riêng thì sẽ giúp cho cá nhân đó có thể cùng một lúc quản lý được nhiều page khác nhau, không cần thiết phải thoát ra rồi đăng nhập lại. Điều này tạo một sự thuận tiện vô cùng lớn cho một ai đó mà cùng một lúc lại quản lý vài fanpage.

Nhiều người có thể cùng quản lý một fanpage
Nhiều người có thể cùng quản lý một fanpage

Thứ ba, về vấn đề quảng cáo và trả phí

Khi bạn sở hữu một fanpage thì bạn có thể đăng các quảng cáo lên phía bên phải hoặc bảng tin trên máy tính để kích thích người dùng click vào và like fanpage của bạn cũng như thực hiện các hình thức quảng cáo khác.

Với phương pháp quảng cáo này, bạn có thể lựa chọn đối tượng cụ thể, những đối tượng mà bạn nghĩ là họ phù hợp với kinh doanh hay sản phẩm của bạn. Với quảng cáo facebook, giúp bạn tạo ra kết quả nhanh hơn mà facebook profile không thể làm được. Tuy nhiên, một điều bất tiện là đối với quảng cáo facebook, bạn cần phải bỏ thời gian để học những kỹ thuật chiến thuật để có thể áp dụng một cách hiệu quả cũng như cần phải lên kế hoạch kinh phí cho nó.

Một chiến dịch quảng cáo mẫu trên facebook
Một chiến dịch quảng cáo mẫu trên facebook

Thứ tư, các tính năng khác

Ngoài các điểm trên thì fanpage cũng được Facebook hỗ trợ một số tính năng khá hay khác như: hẹn giờ post bài, hay các tab riêng cho fanpage.

Các tab giúp bạn có thể đưa thêm các tính năng mới vào trực tiếp fanpage của bạn như đưa gian hàng  ngay trên trang fanpage, tạo trang welcome ấn tượng… Đây cũng là nơi bạn có thể sáng tạo và đưa ra các chiến dịch marketing online  tương tác hiệu quản với thành viên fanpage..

Kết luận

Rõ ràng, Facebook đã cố tình tạo ra hai hệ thống khác nhau, dùng cho những mục đích khác nhau nên càng ngày sự tiện dụng và phù hợp sẽ càng tăng khi bạn sử dụng đúng hệ thống: là cá nhân thì chọn profile, còn làm kinh doanh/ xây dựng thương hiệu thì chon fanpage. Đặc biệt là xây dựng thương hiệu cá nhân trong tiếp thị mạng lưới. Vì vậy, khi bạn làm marketing cho một thương hiệu/sản phẩm thì hãy nhớ chọn fanpage thay vì profile cá nhân.

Marketing thông qua facebook giúp bạn đạt được kết quả nhanh hơn, và thích hợp cho các chiến dịch lâu dài.

Bạn đang dùng chiến lược nào cho kinh doanh của bạn (facebook profile hay facebook fanpage..) ? Hãy comment bên dưới để chia sẽ cho Thanh và bạn bè được biết nhé…

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy share cho bạn bè cùng đọc.

(Tổng hợp và hiệu chỉnh from Hisella, Mashable)