Bài viết trước, chúng ta đã hiểu về hành trình khách hàng, bạn có thể đọc lại nó ở đây.

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào việc xây dựng chiến lược nội dung cho từng giai đoạn của hành trình khách hàng.

Như đã đề cập, khi mọi người tiếp xúc với nội dung bạn tạo ra, họ sẽ thuộc vào một trong năm nhóm khác nhau.

Và mỗi người ở các giai đoạn khác nhau sẽ có những câu hỏi khác nhau.

Là một người tạo nội dung, bạn muốn chắc chắn rằng mình đang phục vụ đúng đối tượng của mình bằng cách trả lời các câu hỏi mà họ có ở mỗi giai đoạn, để dần dần đưa họ tiến tới giai đoạn tiếp theo.

Một khi bạn hiểu được khái niệm này, bạn sẽ thấy rằng việc tạo nội dung xoay quanh sản phẩm và dịch vụ của mình trở nên dễ dàng hơn.

Tôi rất thích “năm trạng thái nhận thức” mà huyền thoại viết quảng cáo Eugene Schwartz đã tạo ra.

Theo đó, một người người đọc hoặc người đăng ký ban đầu có thể không biết đến vấn đề, sau đó họ nhận biết vấn đề, không biết đến giải pháp, biết đến giải pháp và cuối cùng là hiểu rõ nhất.

Hãy xem sơ đồ dưới đây:

Đây là một cách suy nghĩ về nhận thức của người mua. Đọc kỹ hơn ở bài viết trước tại đây

Một khái niệm khác có thể chia người đọc (người nghe hoặc người xem) vào các giai đoạn rộng hơn như Nhận thức [Awareness] – Xem xét [Consideration] – Quyết định [Decision].

Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi hình dung đối tượng của mình thông qua năm trạng thái nhận thức, hãy sử dụng nó.

Nhưng nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi xem xét họ từ góc độ Nhận thức – Xem xét – Quyết định, hãy sử dụng nó.

Dù bạn sử dụng cách nào, điều quan trọng hơn là bạn hiểu rằng nội dung mà họ cần và những câu hỏi mà họ đặt ra ở mỗi giai đoạn này sẽ khác nhau.

Họ thường có những câu hỏi gì trước khi đồng ý với đề nghị/sản phẩm của bạn?

GIAI ĐOẠN NHẬN THỨC/ AWARENESS

Ở giai đoạn nhận thức, một số độc giả của bạn có thể đã nhận biết ra một triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn.

Họ có thể chưa xác định ra vấn đề thực sự mà chỉ tìm cách giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng đó.

Nội dung ở đây sẽ tập trung vào CÁI GÌ (What) và LÝ DO TẠI SAO (Why).

Đồng thời, cũng nên nhấn mạnh vấn đề đang được đề cập. Tạo nội dung cho họ thấy những sai lầm họ có thể đang mắc phải.

Nỗi đau thường gây ấn tượng mạnh hơn là khao khát, vì vậy hãy khiến họ chú ý. Những kiểu nội dung sẽ như thế này:

  • Tại sao tôi nên áp dụng [CHỦ ĐỀ] vào cuộc sống/kinh doanh của mình?
  • Lý do nào khiến tôi nên dùng [CHỦ ĐỀ] trong cuộc sống/kinh doanh của mình?
  • [CHỦ ĐỀ] là gì?
  • Ý nghĩa của [NHỮNG TỪ NGỮ/CỤM TỪ CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ] là gì?
  • Tại sao tôi nên ngừng [HÀNH ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ]? Những [LỖI LẦM LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ] tôi nên tránh?

Ví dụ về các loại bài viết cho danh mục này:

X điều bạn chưa biết về _________

Ví dụ: 12 điều bạn chưa biết về bệnh tim / 10 điều bạn chưa biết về việc làm việc tại nhà

Tại sao bạn nên ngừng _______

Ví dụ: Tại sao bạn nên ngừng gửi thông báo bài viết / Tại sao bạn nên ngừng viết về con cái / Tại sao bạn nên ngừng gửi tin nhắn riêng trên Twitter

Tại sao ______ của bạn kém và cách khắc phục

Ví dụ: Tại sao CV của bạn không ấn tượng… / Tại sao blog tự làm của bạn không thu hút / Tại sao buổi hội thảo trực tuyến của bạn không hiệu quả…

X sai lầm khi _______ và cách sửa chữa

Ví dụ: 7 lỗi thường gặp trong email marketing.. / 10 sai lầm của bố mẹ..

X lỗi mà [đối tượng cụ thể] mắc phải khi_________

Ví dụ: 12 lỗi mà các blogger mẹ mắc phải với bộ media kit của họ / 7 sai lầm mà sinh viên mới ra trường thường mắc phải trong CV

X lý do khiến _______ của bạn thất bại

Ví dụ: 10 lý do khiến doanh nghiệp trợ lý ảo của bạn không thành công

GIAI ĐOẠN XEM XÉT/ CONSIDERATION

Ở giai đoạn xem xét, họ đã rõ ràng nhận diện vấn đề của mình và đang tích cực tìm kiếm giải pháp để giải quyết những điểm đau.

Bạn đã thu hút sự chú ý của họ và bạn muốn giúp đỡ họ.

Làm thế nào họ có thể giải quyết những điểm đau hay vấn đề này?

Tạo nội dung giúp họ khắc phục những sai lầm bạn đã chỉ ra trước đó. Những độc giả ở giai đoạn xem xét này đang tìm cách áp dụng [chủ đề] này vào cuộc sống của họ.

Vì vậy, nếu bạn cung cấp những bí quyết nhanh chóng và giúp họ thực hiện các chiến lược qua các bài viết từng bước (step by step), hướng dẫn (how to…), họ rất có khả năng sẽ mua sản phẩm từ bạn.

Nội dung ở đây sẽ tập trung vào CÁI GÌ (What) & LÀM THẾ NÀO (How).

  • Làm thế nào tôi thực hiện [MỘT KHÍA CẠNH CỦA CHỦ ĐỀ]?
  • Tôi nên sử dụng công cụ gì cho [MỘT YẾU TỐ CỦA CHỦ ĐỀ]?
  • Làm sao tôi áp dụng [CHỦ ĐỀ] để thực hiện [MỘT KHÍA CẠNH CỦA QUY TRÌNH]?

Ví dụ về các loại bài viết cho danh mục này:

9 cách làm nhanh chóng và dễ dàng để _______

Ví dụ: 9 cách dễ dàng làm gà nướng / làm cắt gà / viết sách…

Hướng dẫn dành cho người lười về _______

Ví dụ: Hướng dẫn dành cho bố mẹ lười về cách nấu bữa tối / Hướng dẫn dành cho nhà tiếp thị lười bán hàng / Hướng dẫn dành cho blogger lười viết nội dung dài hạn.

X ý tưởng bất diệt cho _______

Điều này có thể là một bữa tiệc tối / bữa tiệc sinh nhật / cập nhật trên mạng xã hội / bài viết trên blog

Làm thế nào để tạo một ______ và tuân theo nó

Ví dụ: Làm thế nào để tạo một thói quen viết lách và tuân theo nó / làm thế nào để xây dựng chiến lược tiếp thị và tuân theo nó

Có một ______ mà bạn có thể tự hào

Ví dụ: Có một cơ thể / danh sách khách hàng / lịch trình tổ chức nhà / lịch làm việc mà bạn có thể tự hào

Một kỹ năng mà mỗi [đối tượng cụ thể] nên có và lý do

GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH/ DECISION

Tại giai đoạn quyết định, người đọc của bạn đã hiểu rõ vấn đề cũng như cách giải pháp, khuôn mẫu hoặc phương pháp của bạn có thể đáp ứng nhu cầu, cuộc sống, hoặc kinh doanh của họ. Những người đọc này sẵn lòng và sẵn sàng mua hàng.

Họ thấy rõ cách giải pháp có thể giúp đỡ và muốn có sự biến đổi trong cuộc sống của họ.

Sự biến đổi này có thể liên quan đến:

  • Tiết kiệm thời gian
  • Đạt được kết quả tích cực hơn
  • Giảm kết quả tiêu cực hiện tại
  • Làm cho công việc dễ dàng hơn
  • Bắt đầu một điều gì đó

Nội dung ở đây nên tập trung vào kết quả, Case study của học viên, khách hàng, hay chính bạn là rất thích hợp cho danh mục này.

Bạn cũng có thể viết bài nêu bật kinh nghiệm của mình hoặc yêu cầu họ tưởng tượng cuộc sống của họ sẽ khác biệt như thế nào với sản phẩm của bạn.

Hãy giúp họ nhìn thấy ánh sáng ở phía bên kia. Họ biết những giải pháp nào đang tồn tại và giải pháp của bạn khác biệt như thế nào? Tạo nội dung để tăng sự mong muốn của họ đối với giải pháp của bạn.

Khi bạn tạo ra sự mong muốn cho sản phẩm của mình, bạn làm cho họ dễ dàng đồng ý.

  • Làm sao tôi có thể đạt được [KẾT QUẢ MONG MUỐN]?
  • Tôi cần làm gì để đạt được [KẾT QUẢ MONG MUỐN]?
  • Tôi đang thiếu sót điều gì để đạt được [KẾT QUẢ MONG MUỐN]?

Để hiệu quả chuyển người đọc từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, trả lời câu hỏi sau:

“Điều gì khiến đối tượng của tôi mắc kẹt ở giai đoạn này và họ cần gì từ tôi và nội dung của tôi để tiến lên?”

Một ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung: bạn muốn bán một ebook về cách thức để hình thành thói quen mới và phá vỡ thói quen cũ.

Vấn đề cốt lõi mà ebook giải quyết: Không thể phá vỡ thói quen cũ

Giải pháp mà ebook cung cấp: Ebook giúp bạn thực hiện những bước nhỏ để phá vỡ thói quen cũ trong 30 ngày

Những gì một người cần biết trước khi sẵn lòng mua ebook: Có một chiến lược đơn giản để phá vỡ thói quen cũ. Lý do tại sao tư duy là trở ngại lớn nhất.

Dưới đây, có thể là ví dụ về các phần nội dung mà bạn có thể tạo ra theo từng giai đoạn khách hàng (Why, What, How)

  • Tại sao lại khó khăn đến vậy khi phá vỡ thói quen cũ hoặc tạo ra thói quen mới (Nhấn mạnh vấn đề)
  • Hậu quả của việc không hành động (Nhấn mạnh vấn đề)
  • Những sai lầm mà mọi người thường mắc phải khi bắt đầu một dự án mới và lý do bạn đang ở trong tình trạng không thành công trước cả khi bắt đầu (Nhấn mạnh vấn đề)
  • 10 vấn đề về tư duy bạn cần giải quyết trước khi hình thành một thói quen mới (Tạo sự quan tâm đối với giải pháp)
  • Làm thế nào bạn, khách hàng, hoặc học viên của bạn đã thay đổi cuộc sống của họ với bản đồ hướng dẫn trong 30 ngày (Tạo sự mong muốn)
  • Điều gì cần để tạo ra một thói quen mới và bạn có thể bắt đầu từ hôm nay (tạo sự mong muốn cho ebook của bạn)

Để kết thúc bài này, việc hiểu rõ hành trình của độc giả là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nội dung gây tiếng vang và thúc đẩy hành động.

Bằng cách nhận biết các giai đoạn nhận thức khác nhau, từ những người mới phát hiện ra vấn đề của họ đến những người sẵn sàng hành động, bạn có thể điều chỉnh nội dung của mình để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.

Nhớ rằng, không chỉ là việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn; mà còn là việc cung cấp giá trị, xây dựng lòng tin và hướng dẫn độc giả của bạn đưa ra những quyết định thông thoáng qua từng giai đoạn của họ mới là cách thông minh.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy share cho  nhiều người cùng đọc, tôi cũng sẽ rất cảm kích nếu bạn "chia sẻ" điều gì đó bạn học được bên dưới phần comment.

Những Bài Viết Khác Có Thể Hữu Ích Cho Bạn

Những Tài Nguyên Khác Giúp Bạn Khi Kinh Doanh Online

 

 

 

 

 

Blog: https://thanhnguyen.co 
Email: thanh.ntt@thanhnguyen.co 
Facebook - fb.com/nttthanh
Fanpage – fb.com/ThanhNguyen

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận